Triết học Tây phương là một từ dùng để chỉ tư duy triết học ở thế giới phương Tây, trái với triết học Đông phương và nhiều loại triết học bản địa khác.
Về phương diện lịch sử, từ này chỉ tư duy triết học của văn minh Tây phương, bắt đầu với triết học Hy Lạp ở Hy Lạp cổ đại. Bản thân từ triết học (philosophy) bắt nguồn từ Hy Lạp: philosophia (φιλοσοφία), theo nghĩa đen, "tình yêu trí tuệ" (philein = "yêu thích" + sophia = "trí tuệ", với ý nghĩa kiến thức và sự sẵn lòng hành động theo đó). Từ Hy Lạp cổ cho trí tuệ có lẽ có liên quan với những ý tưởng của những khẳng định về kiến thức phổ thế trong toán học, thiên văn, triết học tự nhiên, âm nhạc, và nhiều môn học khác được nhắc đến trong các tác phẩm của Plato và Aristotle, cùng với nhiều triết gia cổ đại và trung đại khác.
Thường thì sự khởi đầu của "Triết học tây phương" được đánh dấu bởi một sự phát triển không phải về phương pháp hay kỹ thuật, mà là mục tiêu. "Triết học Tây phương" được xác định bởi mục đích của nó về việc phát triển một cái nhìn chính thể của vũ trụ. Sự khởi đầu của việc tìm kiếm mẫu hoạt động của vũ trị là những gì phân biệt người Hy Lạp với những bậc tiền bối Babylon của họ, những người đã sáng tạo rất nhiều kỹ thuật thiên văn mà cuối cùng được người Hy Lạp sử dụng; và những tài liệu của họ đã làm nền tảng cho ý tưởng của người Hy Lạp. Mục tiêu của người Babylon, không phải khoa học hay phương pháp (vượt xa kỹ thuật và phương pháp của người Hy Lạp thời kỳ đầu về nhiều mặt), đã khiến họ không được coi là một phần của xu hướng "Khoa học Tây phương".
Trong ngôn ngữ đương đại, "Triết học Tây phương" chỉ hai trường phái chính của triết học đương thời: triết học Phân tích và triết học châu Âu.