Được xem như một phần của y học cổ truyền Trung Hoa, bấm huyệt được dùng trong việc kết hợp với chế độ ăn uống, kỹ thuật hít thở và dược thảo trung Hoa nhằm mang lại sự cân bằng cho cơ thể tốt nhất. Liệu pháp này đặc biệt hữu ích trong việc làm giảm sự căng cơ và các triệu chứng liên quan đến stress.
Bấm huyệt là liệu pháp “trị bệnh bằng tay”, liệu pháp này sử dụng các huyệt châm cứu để cân bằng và kích thích lưu thông nguyên khí, hoặc khí xuyên suốt cơ thể. Để làm được việc này, nhà trị liệu sẽ áp dụng cách ấn bằng tay hoặc chân lên các huyệt chính của cơ thể.
<div style="text-align: center"><div style="text-align: center">
​</div>
​</div>
Công dụng như thế nào?
Mặc dù không dùng kim nhưng bấm huyệt có nhiều điểm giống như châm cứu vì cả hai liệu pháp này đều kích thích sản sinh endorphin trong cơ thể, làm cho bệnh nhân cảm thấy khoẻ mạnh và thư giãn.
Những lợi ích đóng góp cho liệu pháp bấm huyệt rất đa dạng bao gồm: Giảm đau nhức, hỗ trợ điều chỉnh cơ chế hoạt động của cơ thể (khả năng của hệ miễn dịch) và giải toả căng cơ. Hơn nữa, bấm huyệt còn cải thiện hệ tuần hoàn, do đó hỗ trợ cho tiến trình giải độc của cơ thể. ảnh hưởng nổi bật của liệu pháp này là dễ dàng chuyển hoá oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống qua máu đến các vùng bị căng thẳng của cơ thể.
Liệu pháp này cũng giúp cơ thể chống lại bệnh tật hiệu quả (kích thích dòng chảy của mạch bạch huyết). Những lợi ích khác của sự lưu thông có hiệu quả là làm giảm trạng thái hôn mê và người bệnh cảm thấy khoẻ mạnh.
Nếu bạn trị liệu chuyên nghiệp…
Trước tiên, nhà trị liệu ghi nhận tiền sử của ca bệnh và hỏi bạn những vấn đề chung như: về cách sống, chế độ ăn uống, số lần tập luyện và bạn có thường bị căng thẳng thần kinh không. Có thể họ sẽ bắt mạch bởi vì thao tác này giúp các nhà trị liệu nắm được tình trạng sức khoẻ chung của bệnh nhân.
Trong lúc trị liệu, bạn phải nằm yên trên nệm hoặc ghế giữ nguyên tại chỗ. Khi bắt đầu liệu trình thì tốt nhất bạn nên mặc quần áo rộng, vì bạn càng cảm thấy thoải mái trong suốt liệu trình điều trị thì càng tốt.
Bạn đừng ngạc nhiên nếu nhà trị liệu dùng nhiều cách ấn khác nhau trong khi trị bệnh bởi cách ấn mà họ áp dụng sẽ tuỳ thuộc vào sự cần thiết cho bạn trong lúc đó. Trong quá trình trị liệu, nhà trị liệu thường dùng ngón tau cái, ngón tay trỏ, lòng bàn tay, cùi chỏ, thậm chí bàn chân để bấm huyệt.
Cảm giác của bạn sẽ thay đổi theo từng cách trị liệu nhưng hầu hết bệnh nhân đều mô tả cảm giác nhất thời là êm dịu hoặc lạnh. Tuy vậy, cảm giác khó chịu chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Có thể bạn sẽ mong liệu trình được kéo dài từ 30 phút – 1 giờ. Lúc đầu nhà trị liệu khuyên bạn nên dùng điều trị hàng tuần. Khi bệnh được cải thiện, bạn sẽ cảm thấy dù giảm bớt số lần đi trị bệnh cũng đủ giữ sức khoẻ ở trạng thái cân bằng.
Bạn nên nhớ là không nên đợi đến khi thực sự bệnh để được điều trị bằng liệu pháp châm cứu. Thông thường, có nhiều liệu pháp bổ sung khác đối đầu trong phân khoa này. Bấm huyệt có thể là biện pháp phòng bệnh.
Nếu bạn tự bấm huyệt tại nhà…
Tự bấm huyệt có thể là một phương pháp hữu ích cho việc điều trị ban đầu, tự hạn chế bệnh (ví dụ, làm dịu cơn say tàu xe bằng cách dán băng dán lên một huyệt riêng trên cổ tay). Tuy vậy, việc bấm huyệt không chỉ đơn giản chỉ là đọc từ một cuốn sách là có thể thực hiện được, nó đòi hỏi cần phải có kiến thức về y học, đối với từng loại bệnh lý mới có thể áp dụng. Với các triệu chứng đơn giản có thể chữa giảm nhờ day ấn 1 – 2 huyệt đơn lẻ, dễ tìm, bạn có thể học theo sách để tự thực hành tại nhà. Còn với các chứng bệnh tồn tại lâu ngày thì bạn cần được một nhà trị liệu chuyên ngành điều trị.
<div style="text-align: center">
​</div>



Lợi ích của bấm huyệt
- Xoa bóp bấm huyệt làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ. Tăng tuần hoàn, góp phần chống viêm, giảm phù nề. Luồng máu tới sẽ tăng cường trao đổi chất, mang ôxy tới cho tế bào và mang đi các chất thải cặn bã.
- Đối với cơ xương khớp, xoa bóp bấm huyệt làm giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng trước đó. Trong các bệnh khớp, gân, dây chằng bao giờ cũng có hiện tượng co cứng các nhóm cơ xung quanh khớp, từ đó gây đau, hạn chế vận động. Xoa bóp có thể cải thiện các tình trạng trên. Xoa bóp thường xuyên làm tăng tính linh hoạt của khớp và làm giảm khả năng bị chấn thương, cải thiện tư thế.
- Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt còn kích thích hệ thống lympho, làm tăng miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh từ đó gây nên tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ, và điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá, tăng dinh dưỡng của da làm da bóng đẹp, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ của da. Xoa bóp còn có nhiều tác dụng khác góp phần phục hồi sức khỏe.
Tại sao bấm huyệt có thể chữa bệnh?
Để hiểu được điều này trước hết chúng ta cần biết rõ nguyên nhân sinh bệnh là từ đâu.
Theo y học cổ truyền phương đông “Khí huyết không lưu thông thì sinh bệnh”:
- Trên cơ thể một người trưởng thành, nếu nối toàn bộ các mao mạch máu lại với nhau thì tổng chiều dài đường dẫn máu sẽ khoảng 37 km đường dẫn.
- Nếu Mạch máu bị tắc ở bất kỳ điểm huyệt nào thì các cơ quan đó sẽ thiếu máu và không thể có đủ khả năng để hoàn thành chức năng hoạt động của mình. Lâu dần gây yếu và sinh bệnh tại cơ quan đó.
Nguyên nhân nào gây tắc mạch máu? Mạch máu bị tắc là do độc tố gây nên.
- Độc tố có thể tích và trọng lượng rất nhỏ nhưng nó luôn là nguyên nhân chính để gây hại cho các cơ quan trong cơ thể .
- Độc tố thường được thải ra theo được bài tiết ( theo mồ hôi qua da, theo đường đại tiểu tiện… ). Tuy nhiên hàng ngày bên trong mỗi cơ thể con người vẫn có một lượng độc tố không được đào thải hết ( do chức năng bài tiết yếu, bị bệnh hoặc do lượng độc tố bị đưa vào cơ thể qua nhiều và cơ thể bài tiết không kịp ).
- Lượng độc tố không bài tiết hết . Do trọng lượng và trọng trường hay sức hút của trái đất. Độc tố sẽ bị lắng sẽ lắng xuống các điểm cuối cùng của cơ thể đó là: bàn chân và bàn tay.
Những nguyên nhân nào tạo ra độc tố trong cơ thể?
- Do môi trường sống bị ô nhiễm (nước, không khí, khí thải xăng xe, khói bụi…)
- Do thực phẩm không lành, sinh hoạt ăn uống không đúng cách, dùng quá nhiều thực phẩm có dư lượng độc tố cao, không được xử lý (rau củ, thịt, rượu, thuốc lá và các chất kích thích…)
- Do áp lực công việc và cuộc sống gây stress. Cơ thể của người bị stress thường rất yếu nên rất dễ bị độc tố xâm nhập.
Tự bấm huyệt chữa những chúng bệnh đơn giản
Một số chứng bệnh hay gặp như hồi hộp tâm lý, nghẹt mũi, đau răng... tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây cảm giác rất khó chịu. Chúng ta có thể tự chữa những bệnh này bằng cách bấm huyệt.
Hồi hộp sinh lý
Khi gặp một chuyện quan trọng, xem một cuốn truyện hay phim ly kỳ hấp dẫn, tim ta đập gấp, có khi đập thình thịch, có thể thoảng qua cũng có thể lặp đi lặp lại, kéo dài khiến ta khó chịu. Huyệt thần môn có thể giúp ta điều chỉnh những rối loạn sinh lý này. Vị trí huyệt nằm phía trên cổ tay, nơi nếp gấp phía dưới và về phía ngón tay út. Đưa ngón tay dọc theo ngón tay út lên phía trên, huyệt nằm trên phần lồi trên ở phía trước cổ tay, ngay trên nếp gấp. Ấn và chà xát mạnh vào đó.
Nghẹt mũi
Thường gặp vào mùa lạnh, là triệu chứng đầu tiên của cảm cúm. Cũng có thể gặp trong một số bệnh mạn tính ở mũi và vùng phụ cận như viêm xoang, viêm mũi... Người bệnh bị hắt hơi sổ mũi liên tục, có thể có sốt. Các huyệt cần tác động là ấn đường, nghinh hương, hợp cốc.
- Huyệt ấn đường nằm ở giao điểm đường thẳng nối hai đầu lông mày với đường chính trung (đi qua chính giữa mặt trước cơ thể), có tác dụng trừ phong nhiệt, định thần chí. Việc tác động vào huyệt này giúp chữa ngạt mũi, cảm mạo, nhức đầu...
- Huyệt nghinh hương nằm bên cạnh cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng nửa thốn (tương đương 0,8-0,9 cm). Đây là huyệt có tác dụng đặc hiệu với các bệnh về mũi, có tác dụng thông tỷ khiếu, tán phong nhiệt, thanh hỏa khí, giúp chữa viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi...
- Huyệt hợp cốc nằm tại hổ khẩu bàn tay (giữa ngón cái và ngón trỏ), có tác dụng dẫn khí đi lên đi xuống, chữa các bệnh cảm mạo, đau đầu, sốt cao, ngạt mũi, chảy nước mũi.
Cách day bấm huyệt: Thường dùng ngón tay cái bấm thẳng góc vào các huyệt vị để có thể tạo được lực bấm mạnh. Mỗi huyệt nên bấm trong thời gian 1 - 3 phút, làm cả hai bên, ngày 1 - 2 lần, liên tục trong 7 - 10 ngày tùy theo tiến triển của bệnh. Nếu sổ mũi do cảm lạnh, sau khi day bấm các huyệt vị nói trên, có thể dán một miếng Salonpas kích thước 1,5 x 1,5 cm vào các huyệt vị này.
Bị mất tiếng
Thường do cảm cúm, hoặc do la hét nói nhiều quá, cũng có thể do bệnh lý vùng họng làm tê liệt thanh quản, viêm thanh quản... Có hai huyệt có thể làm giảm chứng bệnh khó chịu này:
- Huyệt giản sử: Nằm phía trên khớp cổ tay, cách nếp gấp cổ tay khoảng một bàn tay, huyệt nằm trên đường trung tuyến.
- Huyệt thái uyên: Được xác định bằng cách để ngửa bàn tay, huyệt nằm ở chỗ gặp nhau của lằn ngang cổ tay phía ngón tay cái và rãnh mạch quay.
Chóng mặt
Thường là di chứng của một chấn động vào đầu, cảm nắng, say tàu, say xe... Những lúc như thế, bấm huyệt ấn đường nằm ở giữa giao điểm của hai đầu lông mày và sống mũi. Dùng đầu ngón tay cái hoặc giữa vừa ấn vừa day sang hai bên phải trái. Nếu sắc mặt có chuyển biến tốt chứng tỏ khí đã thông.
Bấm thêm huyệt nhân trung nằm ở 1/3 trên của rãnh nhân trung mũi, hoặc huyệt bách hội ở giữa đỉnh đầu càng có hiệu quả tốt.
Hoài Phương