Kết quả 1 đến 8 của 8
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Cách khoét các loại sáo, tiêu [Trần Quốc Hưng]

    CÁCH LÀM SÁO TRÚC​

    Lời nói đầu
    - Thân chào các anh chị và các bạn, sáo là nhạc cụ dân tộc đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Hôm nay, em xin được phép chia sẻ một vài phương pháp khoét sáo, tiêu trên các loại chất liệu khác nhau một cách dễ dàng, để anh chị và các bạn nào thích thể có thể tự làm một cây cho riêng mình.
    - Ai cũng biết, hiện nay trên thị trường, số lượng sáo rất nhiều, nào sáo trúc, nào sáo nhôm, sáo nhựa được bán tràn lan. Nhưng sáo chuẩn thì đếm trên đầu ngón tay. Tự làm sáo để thổi vừa có ý nghĩa vừa có âm chuẩn so với sáo bán dạo, họ chỉ lo cho lợi nhuận chứ không quan tâm về mặt âm thanh của sáo.
    - Kiến thức của em còn rất hạn hẹp, mong giới thiệu phần nào kiến thức của mình cho mọi người cùng tham khảo. Nếu trong quá trình biên soạn topic này có gì sai, xin các anh chị, thầy cô (đặc biệt là thầy Thuận) đóng góp ý kiến sửa sai cho em.
    - Nội dụng topic được tham khảo từ ý kiến cá nhân và các tài liệu sau:
    + http://www.damsan.net
    + Cách khoét sáo của Trịnh Tuấn
    - Mọi chi tiết xin các anh chị, thầy cô liên hệ tại topic hoặc qua email: Telerzine@yahoo.com.vn
    Trần Quốc Hưng

    Xin được khai trương topic

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    2. Khoét sáo ngang
    (Để học thổi sáo ngang, mọi người có thể tải tại liệu về từ vietflute.tk cuốn sách "Tự học thổi sáo và ngâm thơ" của Nguyễn Đình Nghĩa)
    Một số cây sáo ngang và tư thế thổi sáo ngang:


    * Khoét sáo ngang đường kính chuẩn 13 mm, dài 406mm cho Tone Đô
    (Ống nhựa đáp ứng được nhu cầu này)

    <span style="color: #525252">
    </span>

    - Trước hết, xin đưa lên thông số của cây sáo chuẩn "Tone Đô":

    <span style="color: #525252">

    Thông số sáo ngang​
    </span>

    - Tiếp đó, chúng ta dùng thước kẻ và bút chì vạch dấu, vẽ lổ sao cho đúng với kích thước mẫu. Hãy kiểm tra thật kĩ lưỡng điều này, sai một li đi một dặm.
    - Sau khi đã đánh dấu, vẽ lổ xong, ta đến bước khó nhất: "KHOÉT"
    - Phải chắc rằng trong tay anh chị và các bạn đã có một con dao mổ sẵn sàng. Cầm dao mổ lên sao cho hơi giống với tư thế cầm viết

    <span style="color: #525252">

    Tư thế cầm dao mổ​
    </span>

    - Bắt đầu đưa mũi dao lên bề mặt chất liệu, vừa ấn vừa xoay mũi dao để tạo thành một lổ nhỏ trên bề mặt(nhưng không thấu đến tận bên trong). Thao tác này phải thực hiện một cách cẩn thận, nhẹ nhàng, chậm rãi, nếu không có thể dẫn tới gãy lưỡi hoặc trượt lưỡi dao mổ vào tay, rất nguy hiểm.

    <span style="color: #525252">

    Lổ nhỏ được tạo trên bề mặt ống​
    </span>

    - Khi đã tạo thành lổ nhỏ, tròn rồi thì dừng xoay vì xoay nữa vì lưỡi dao mổ sẽ bị vướng vào thành lổ gây gãy lưỡi. Kể từ lúc này, nới rộng lỗ ra bằng cách hơi nghiêng lưỡi dao, khoét vào thành lổ từ từ

    <span style="color: #525252">


    Nới rộng thành lổ ra bằng cách nghiêng lưỡi dao
    </span>

    - Nới rộng lổ ra từ từ đến khi đạt kích cỡ thích hợp so với kích thước mẫu
    * Công việc này sẽ làm thành thạo khi đã thực hành nhiều, trong lần thực hành đầu tiên, chúng ta có thể sẽ gặp nhiều sự cố như gãy lưỡi, lổ chưa ngay, chưa đẹp, chưa đúng kích cỡ. Sau khoảng một tuần làm quen, mọi thứ sẽ đâu vào đấy.
    * Còn cách khoét lổ bằng dùi lửa thì quá dễ, chị việc nung que kim loại rồi châm vào lổ đã vạch sẵn, vậy thôi !

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    * Khoét sáo ngang với đường kính và chiều dài không chuẩn
    (Dành cho ống dài hơn 100mm và đường kình lớn hơn hoặc bằng 10mm)

    - Các anh chị vừa xem xong cách khoét trên ống chuẩn cho ra sáo tone Đô. Đó là dành cho ống nhựa, vì ống nhựa là ống lý tưởng, đường kính hai đầu đều nhau. Thế nhưng trúc và đu đủ thì sao? Rõ ràng ai cũng thấy có ống to, ống nhỏ, ống dài, ống ngắn, làm sao mà khoét theo thông số sáo chuẩn được! Do đó, cần phải thiết lập công thức sao cho có thể khoét trên mọi ống. Chúng ta có hai phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất, xin được giới thiệu:

    = Phương pháp 1: Lấy tỉ lệ

    - Hãy khoét trước lổ thổi và nhét nút chặn vào!
    - Gọi:
    + d là đường kính trong trung bình của ống cần khoét, tính bằng trung bình cộng của đường kính trong hai đầu d = (d nhỏ + d lớn)/2
    + T là tỉ số T = d/13
    + L là chiều dài từ cuối lổ thổi đến cuối ống.
    + X là hằng số X= 1,165. Đây là hằng số một cung.
    + Y là hằng số Y = 1,093. Đây là hằng số nửa cung.
    - Quan sát lại hình thông số sáo chuẩn, ta thấy chiều dài từ cuối lổ thổi đến đầu hai lổ định âm bằng 272mm cho ra âm Đô. Ta lấy tỉ lệ giữa sáo chuẩn và sáo không chuẩn:

    <span style="color: #525252">
    </span>

    - Với tỉ lệ cơ bản này, sẽ cho ra kích thước của sáo không chuẩn! Nhưng đôi khi, ta gặp vấn đề ở chỗ lỡ như 272*T lớn hơn chiều dài L trên ống sáo của ta thì sao. Bây giờ ta mới dùng đến hai hằng số X và Y đã đề cập ở trên. Anh chị và các bạn có để ý thấy rằng ở cây sáo chuẩn, lấy 272/X sẽ cho ra 233, lấy 233/X sẽ cho ra 200, lấy 200/Y cho ra 183,5 không? Đó là các hằng số tỉ lệ giữa một cung và nửa cung.
    - Ta rút ra kết luận về tỉ lệ kích thước (1):
    + Đô / X = Rê
    + Rê / X = Mi
    + Mi / Y = Pha
    + Pha / X = Son
    + Son / X = La
    + La / X = Si
    ...
    - Bây giờ nếu như tỉ lệ 272*T > L, chúng ta sẽ tính 233*T xem bằng bao nhiêu, nếu nó vẫn lớn hơn L thì tiếp tục tính lên 200*T, cứ như vậy đến khi nào nó bé hơn L. Sau khi đã tính được con số ?*T thích hợp, hãy giả sử nó là nót Đô và chia tỉ lệ như (1). VD: ?*T là Đô thì (?*T)/X sẽ cho ra Rê, (?*T)/X/X sẽ cho ra Mi,...
    - Nếu như 272*T bé hơn L rất nhiều (272 * T << L), trường hợp này sẽ thừa ra khúc đuôi không dùng đến, vậy phải làm sao để tận dụng hết chiều dài cây sáo của ta? Lại tiếp tục có các tỉ lệ kích thước như sau (2):
    + Đô * Y = Sì
    + Sì * X = Là
    + Là * X = Sòn
    + Sòn * X = Phà
    + Phà * Y = Mì
    + Mì * X = Rề
    + Rề * Y = Đồ
    ...
    - Anh chị và các bạn hãy lấy 272*Y*T, nếu như nó bé hơn L thì tiếp tục tính 272*Y*X*T, nếu như nó vẫn còn bé hơn L thì cứ tiếp tục tính 272*Y*X*X*T đến khi nào nó gần bằng L. Sau đó lấy con số 272*?*T chia tỉ lệ như (1).

    * Việc lập tỉ lệ này có thể gây khó hiểu do lời diễn đạt của em chưa hay lắm, anh chị và các bạn có thể đọc thật kĩ lại hoặc hỏi em qua topic này. Em sẽ cố gắng trình bày diễn đạt sao cho dễ hiểu hơn.
    * Đôi khi việc lập tỉ lệ không cho ra kết qua hoàn hảo như mong muốn, để có được sự thành công, đòi hỏi việc thực hành, nghiên cứu, làm lâu dần khoảng 1 tháng với phương pháp sẽ cho kết quả như mong muốn


    = Phương pháp 2: Dùng định luật Béc-nu-li

    - Phương pháp này chỉ dùng cho ống lý tưởng, tức ống tròn đều.
    - Gọi V là tốc độ truyền âm trong không khí, V = 340 m/s, nhưng trong thực tế trong ống sáo, con số này chỉ còn bằng khoảng 320 đến 330 m/s do ảnh hưởng bởi nhiệt độ và cơ địa lòng ống. Do đó em xin lấy V = 330 m/s.
    - Ta có công thức của định luật Béc-nu-li như sau:
    L = V/(2*n)
    Trong đó:
    + L(m) là khoảng cách từ cuối nút chặn đến đầu lổ nót có âm tần số n(Hz).
    + V là tốc độ truyền âm trong không khí khoảng 330m/s.
    + n(Hz) là tần số của mỗi âm thanh. Lật sách giáo khoa ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH lớp 11 nâng cao, trang 18 để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Sau đây xin được liệt kê tần số của một vài nót (đơn vị Hz):




    Là = 440
    Là# = 466
    Sì = 494
    Đô = 523
    Đô# = 554
    Rê = 587
    Rê# = 622
    Mi = 659
    Pha = 698
    Pha# = 740
    Son = 784
    Son# = 831
    La = 880
    La# = 932
    Si = 988
    ​​

    - Giả sử anh chị và các bạn muốn biết nót La nằm vị trí nào trên thân sáo, có thể tính như sau:
    L = 330/(2*440) = 0,375 (m)
    * Công thức Béc-nu-li cơ bản là như vậy, anh chị và các bạn có thể xem thêm vấn đề tại đây

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    * Khoét sáo ngang bằng phương pháp ướm sáo mẫu

    - Phương pháp này có lẽ đơn giản nhất. Đầu tiên, anh chị và các bạn cần có một cây sáo mẫu thật chuẩn, thường thường sáo trên 100.000 VNĐ có thể gọi là chuẩn rồi đấy. Nếu anh chị và các bạn nào muốn mua sáo chuẩn, em sẽ dắt qua cửa hàng nhạc cụ Đoan Hùng bên Tiền Giang mà mua.
    - Sau đó, hãy tìm một ống khác sao cho chiều dài và đường kính tương đương với sáo mẫu. Ướm hai sáo vào nhau, dùng bút chì và thước kẻ vạch dấu trên ống sao cho giống với trên sáo mẫu. Sau khi đã có dấu lổ rồi thì khoét theo phương pháp đã chỉ dẫn ở bài trên.
    * Thực hiện phương pháp này không phải dễ vì kiếm đâu ra ống có đường kính giống y sáo mẫu. Nhưng dù sao cũng phải được trình bày đầy đủ để mọi người cùng tham khảo

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    3. Khoét sáo dọc

    - Sáo dọc là loại sáo được bán rộng rãi nhất trên thị trường, đa số không phải trong các cửa hàng nhạc cụ mà thường là ngoài chợ trời. Sáo này dễ thổi bởi chỉ cần ngậm vào miệng là thổi kêu ngay, cái này là ưu điểm lớn. Bởi vậy "con nít" rất thích "ngậm thổi" sáo này. Thường là nghe quét quét . Không những vậy, sáo này là nhạc cụ dành cho người mới học sáo do ít tốn hơi và rẻ tiền.
    - Song bên cạnh đó, nó tồn tại một nhược điểm rất lớn, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của nhạc sinh. Sáo này thổi lâu ngày tích tụ vi khuẩn trong nút bần, nút mút, gây viêm nhiễm nếu không vệ sinh thường xuyên.
    - Tuy dễ thổi nhưng không dễ làm, bây giờ, em xin được phép trình bày phương pháp khoét sáo dọc để mọi người cùng tham khảo:
    - Cái khó của việc khoét sáo dọc là lổ thoát âm có hình chữ nhật và cắt nút bần sao cho phù hợp

    <span style="color: #525252">

    Sáo dọc nhìn từ trên


    Sáo dọc nhìn ngang​
    </span>

    - Kích thước lỗ, vị trí các lổ bấm và lổ định âm của cây sáo dọc không khác gì so với cây sáo ngang, chỉ có khác ở lổ thoát âm hình vuông như hình vẽ và có cái nút bần như đã nói ở trên. Để khoét được lổ vuông, trước tiên anh chị và các bạn cần phải vẽ nó bằng bút chì lên thân sáo đã. Sau đó, dùng dao mổ khoét từ từ theo hình đã vẽ. Không nhất thiết phải chữ nhật, nó có thể hơi hơi cong cong như hình oval cũng được.
    - Kế đó ta cắt nút bần (hoặc nút mút cũng được), cắt sao cho đường kính của nó lớn hơn đường kính ống một chút để khi nhét vào nó không bị tụt ra tụt vào. Cắt cẩn thận, đừng vội và cắt sau cho giống với hình vẽ thứ hai ở trên.


    <span style="color: #525252">

    Sáo dọc bán ngoài thị trường​
    </span>

    Đối với loại sáo này, em chỉ có thể biết nói như vậy thôi vì nó chỉ khác một chút so với sáo ngang. Anh chị và các bạn cũng có thể dùng phương pháp ướm với sáo mẫu đối với loại sáo này!

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    4. Khoét động tiêu
    - Chắc có lẽ cây động tiêu còn mới mẻ với anh chị và các bạn, xin được chia sẻ một vài hình ảnh của cây động tiêu cho mọi người được xem:
    Click this bar to view the full image.
    Click this bar to view the full image.
    Click this bar to view the full image.
    Click this bar to view the full image.
    Click this bar to view the full image.
    Click this bar to view the full image.


    - Để khoét động tiêu, trước hết anh chị và các bạn cần có một ống có đường kính rộng hơn 15mm, chiều dài hơn 450mm. Anh chị và các bạn có thể ra tiệm điện nói mua một ống nước cỡ 27, mua loại tốt thì 5.000 VNĐ / m, còn mua loại dỏm thì độ 3.000 VNĐ / m.
    - Khoét động tiêu thì không cần nút bần, nút mút gì cả, chỉ khó ở chỗ khoét đầu thổi hơi khó, còn vị trí các lổ bấm thì tính toán giống như sáo ngang và sáo dọc mà thôi. Các hình trên kia có một vài hình có đầu thổi, em vẽ lại đầu thổi như sau:

    <span style="color: #525252">

    Phần khoét của động tiêu​
    </span>

    - Các lổ bấm nằm cùng phía với phần được khoét. Video thổi động tiêu đây:

    [flash]http://www.youtube.com/v/7Rg2JdxtNnQ[/flash]​

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1
    Một số sản phẩm


    <span style="color: #525252">

    Tiêu trúc sơn bón và tiêu bằng ống nước cỡ 27


    Tiêu ống nước



    Lúc mới học nghề


    Cây sáo này đã bị thất bại, đành cho con mèo vậy​
    </span>

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cách làm sáo of anh Mão mèo

    [flash]http://www.youtube.com/v/hAt4vPYghhY[/flash]

    còn đây là cách canh đúng âm điệu of Sáo

    [flash]http://www.youtube.com/v/XsINLs1wJr8&feature=related[/flash]

Các Chủ đề tương tự

  1. Công dụng trắng da của một vài loại thảo dược
    Bởi komoro92 trong diễn đàn Kiến thức y khoa
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 07-07-2012, 04:52 PM
  2. Giáo trình khoa học tự nhiên và xã hội
    Bởi sanxuattudien trong diễn đàn Cao đẳng - Đại học
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 04-28-2012, 09:14 PM
  3. Tuyển tập thơ Trần Đăng Khoa
    Bởi anthao trong diễn đàn Văn học
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-18-2011, 03:27 PM
  4. Bệnh học và Điều trị Nội khoa - Ebook
    Bởi mrkapoto trong diễn đàn Văn học
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-30-2011, 12:10 AM
  5. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-28-2011, 01:28 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •