Tham khảo

<span style="">The Influence of Positive Framing


Nhấn mạnh điều tích cực có thể thuyết phục được mọi người hơn là chỉ ra những điều tiêu cực<span style="">.

Giả sử bạn là chính phủ và bạn muốn mọi người chấm dứt việc hút thuốc lá.

Vậy bạn có nên đưa ra những cảnh báo đáng sợ trên hộp thuốc lá để nhấn mạnh nhưng nguy cơ sức khỏe?

Hay là bạn nên nói với mọi người về những mặt tích cực khi trở thành 1 người không hút thuốc, như có hàm răng trắng hơn, hơi thở thơm hơn và có thể chạy hơn 20 m mà không có 1 cơn ho.

Vứt bỏ những củ cà rốt và bắt đầu sử dụng cây gậy. Theo lý thuyết thì mọi người chú ý đến những thông điệp đáng sợ nhiều hơn, vì vậy họ có nhiều khả năng ghi nhớ chúng.

Như bạn đã chú ý, hầu hết các chính phủ đều đồng ý. Hàng tỷ đôla được chi mỗi năm ở các quốc gia trên thế giới cho những chiến dịch tập trung vào những điều tiêu cực. Đây là cách mà những thông điệp về sức khỏe thường nhắm vào công chúng. Và chúng ta phải sợ hãi mà thay đổi những lối sống ngu ngốc của chúng ta.

Nhưng, nghiên cứu đã nói gì?
Ban đầu, chúng ta đồng ý rằng đưa ra những thông điệp về mất mát có xu hướng thu hút sự chú ý của mọi người, nhưng nghiên cứu đã bắt đầu nghi ngờ kết luận 'thông thường' này.

1 phân tích đăng kết quả của 29 nghiên cứu khác nhau, được thực hiện trên 6.378 người (O'Keefe & Jensen, 2008), không chỉ bao gồm những thông điệp sức khỏe như cai thuốc lá mà còn có quảng cáo tiêu dùng.

Những điều họ phát hiện thấy là ​những thông điệp về mất mát không hề có ích lợi, và những thông điệp tích cực thì có 1 chút lợi ích thuyết phục. Nhưng những thông điệp về lợi ích này dường như chủ yếu để ngăn ngừa bệnh tật, như khuyến khích mọi người dùng kem chống nắng (O'Keefe & Jensen, in press).

Những phát hiện đó thật kỳ lạ vì thông thường, những thứ tiêu cực thu hút sự chú ý của chúng ta nhiều hơn những điều tốt đẹp. Đó là lý do tại sao báo chí và TV nhan nhản những câu chuyện gây lo sợ, dù thích hay không thì đó là những thứ chúng ta chú ý.

Chúng ta không thật sự hiểu lý do tại sao những thông điệp về mất mát hoá ra không có hiệu quả so với những thông điệp về lợi ích. O'Keefe và Jensen cho rằng có thể là do chúng ta không thích bị áp bức bởi chính phủ hoặc bởi bất kỳ ai khác - để thay đổi hành vi của chúng ta.

Hoặc, đơn giản là ​chúng ta thích suy nghĩ về những điều tốt đẹp hơn. Khi được lựa chọn giữa việc tưởng tượng về ung thư phổi và 1 nụ cười trắng làm chói mắt, tôi thích nghĩ về cái thứ 2 hơn. ​Và nếu tôi dành nhiều thời gian hơn để nghĩ về nó thì khi đó nó có khả năng thuyết phục tôi nhiều hơnso với nếu tôi loại bỏ bệnh ung thư phổi khỏi tâm trí tôi.



Nguồn: spring.org.uk​</span></span>