Một “kế hoạch chi tiêu” hoặc “kế hoạch tài chính” có thể không như mong muốn, nhưng chỉ khi thực hiện một cách nghiêm túc thì mới biết được nó có hiệu quả hay không.

1. Ngân quỹ và tiết kiệm tiền

Hãy dựa vào những ghi chép chi tiêu cá nhân để lên kế hoạch tiêu tiền hợp lý trong thời gian sắp tới. Một “kế hoạch chi tiêu” hoặc “kế hoạch tài chính” có thể không như mong muốn, nhưng chỉ khi thực hiện một cách nghiêm túc thì mới biết được nó có hiệu quả hay không. Hãy thường xuyên so sánh những chi tiêu thực tế hằng ngày với kế hoạch đề ra ban đầu. Lúc đầu, mọi thứ có thể không khớp với những khoản đã chi, và bạn phải sửa lại cho đến khi nó phù hợp với mục tiêu.

2. Tại sao chúng ta cần phải có ngân quỹ ?

Nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian để không phải băn khoăn khi đưa ra quyết định có nên mua món hàng đó hay không.

Nó giúp bạn có thể mua được cái bạn muốn cũng như cái bạn cần, và thậm chí đôi khi cho phép bạn chi tiêu có phần hơi thoải mái.

Nó sẽ cho bạn thêm kinh nghiệm trong việc lên kế hoạch cho những khoản chi tiêu và tiết kiệm, điều đó rất có giá trị trong cuộc sống hằng ngày.

Nó cho phép bạn để dành tiền để có thể mua những món hàng khác mà bấy lâu không có đủ tiền.


Hãy chi tiêu một cách tiết kiệm ngay từ bây giờ nhé.​
3. Kế hoạch tiết kiệm

Để có thể tạo ngân quỹ cho riêng mình, bạn nên để dành một khoản tiền, dù ít nhay nhiều không quan trọng. Tiết kiệm có nghĩa là để dành một khoản tiền nhất định một cách đều đặn. Việc đầu tiên khi có tiền là bạn nên lấy ngay một khoản tiền để cho vào ngân quỹ. Chỉ khi làm như vậy, mới có thể để dành được.

Khi bạn để dành một khoản tiền thường xuyên như vậy thì sẽ dễ dàng hơn là khi để dành tiền để đạt được mục đích nào đó. Bất cứ ai có ngân quỹ riêng sẽ không gặp quá nhiều khó khăn mỗi khi có việc khẩn cấp.

Lý do chúng ta nên tiết kiệm tiền:

Để bạn luôn sẵn sàng chi tiêu cho những việc khẩn cấp hoặc cho những tiêu xài trong thời gian sắp tới.

Để bạn có thể mua những món hàng khá mắc tiền khác.

Để bạn có thể tập thói quen tiết kiệm và sinh hoạt với một khoản trợ cấp nhất định.

Cách tiết kiệm tiền:

Gửi bố mẹ để cất giữ dùm, và không lấy lại nhé.

Cho tiền vào nơi mà bạn không thể lấy ra một cách dễ dàng, như heo đất chẳng hạn.

Tạo một tài khoản và gửi tiền vào ngân hàng.

Mua trái phiếu tiết kiệm.

Bạn đạt được gì khi có thể quản lý tiền chặt chẽ:

Bạn có thêm nhiều món đồ vật yêu thích mà không cần phải xin thêm tiền.

Bạn sẽ hạn chế những trục trặc với bố mẹ.

Bạn đạt được mục tiêu của mình cũng như mua được những món hàng giá trị khác.

Bạn sẽ không phải lo lắng hay bận tâm các vấn đề về tiền bạc.

Giúp bạn phát triển kỹ năng để trở thành bà nội trợ giỏi.

4. Ghi chép các khoản chi tiêu

Bước đầu tiên để quản lý tiền bạc một cách hiệu quả là ghi chép lại các khoản chi tiêu. Ghi chú một cách chính xác và hoàn chỉnh về những khoản đã chi trong 1 tuần hoặc 1 tháng sẽ tốt hơn. Vào cuối tháng, hãy xem lại tài khoản của mình và xem tiền của bạn đã đi đâu. Liệu đã tiêu xài đúng cách chưa hay đã tiêu xài phung phí? Chỉ có bạn mới biết được mình tiêu xài như thế nào.

Đây là bảng ghi chú các khoản chi phí cho phép tiêu xài và giúp bạn biết được tài khoản của mình một cách chính xác:

Mẫu ghi chú các chi phí:


Từ ngày__________ đến ngày _____________.

THU NHẬP:

Trợ cấp từ bố mẹ ______________

Thu nhập thêm ______________

Quà tặng, các khoản vay…_______________

Tổng thu nhập _______________

CHI PHÍ CỐ ĐỊNH:

Ăn trưa _______________

Vận chuyển, đi lại _______________

Thiết bị học tập _______________

Quần áo _______________

Đóng góp _______________

CHI PHÍ PHÁT SINH:

Vui chơi, giải trí _______________

Ăn uống với bạn bè _______________

Mỹ phẩm _______________

Đồ dùng cá nhân _______________

Phí tham gia câu lạc bộ _______________

Phụ kiện cá nhân _______________

Những thứ khác _______________

Tổng chi phí _______________

TIẾT KIỆM: _________________________

Sau 2-3 tuần bạn ghi chú lại tất cả những khoản thu chi trong khoảng thời gian đó rồi đối chiếu với bảng trên và xem trong mỗi khoản như vui chơi, quần áo, tiền vé xe buýt, liệu bạn có cần chú ý tiết kiệm về khoản nào hay không.

Bằng cách ghi chép lại như vậy, bạn sẽ biết được khoản nào bạn đã tiêu xài quá mức và biết được tại sao bạn không thể tiết kiệm tiền để mua những thứ khác.

5. Bạn tiêu xài như thế nào?

Có nhiều hay ít tiền không quan trọng, mà quan trọng là bạn đã lên kế hoạch chi tiêu như thế nào. Một số người với kế hoạch tiêu xài hợp lý đã mua được nhiều thứ hơn khả năng thực sự của họ.

Yếu tô nào quyết định cách bạn chi tiêu?

Đã bao giờ bạn nghĩ tiền thực sự là gì chưa? Thực chất, tiền chỉ là phương tiện để chúng ta trao đổi những thành quả lao động của mình lấy thành quả của người khác như: quần áo, thực phẩm, sách, giải trí hoặc những thức khác mà bạn cần cũng như muốn.

Sự khác nhau giữa cái bạn cần và cái bạn muốn là gì? Bằng một kế hoạch khôn ngoan để chi tiêu cho việc mua những thứ bạn cần và rồi sau đó có đủ khả năng để mua những thứ bạn muốn. Bạn biết không, bạn sẽ có một niềm vui bằng việc thỉnh thoảng tiêu xài có phần thoải mái, một khi đã biết cách quản lý tiền bạc chặt chẽ đấy.

Những ý định và mục tiêu cá nhân:

Nếu quá thích một món hàng, chắc chắn bạn sẽ sẵng sàng tiết kiệm tiền để mua bằng được chúng. Vì vậy, những mong muốn cá nhân, những mục tiêu sẽ chi phối cách chi tiêu. Thậm chí, có khi bạn sẽ xin bố mẹ từng đồng một để tiết kiệm cho đến khi có đủ tiền mua món đồ mình thích, như mua một chiếc xe đạp chẳng hạn.

Gia đình:

Ắt hẳn, bố mẹ sẽ rất hài lòng về cách chi tiêu của con cái, nếu bạn hiểu được và có thể xoay xở chi tiêu gói gọn trong khoản trở cấp nhất định từ bố mẹ. Từ các bữa ăn trưa ở trường, vé xe buýt, học thêm và các dụng cụ học tập đến các cuộc vui chơi với bạn bè như đi ăn kem hoặc đi xem phim nữa, tất cả các chi phí đó không được vượt quá số tiền được trợ cấp. Nếu làm được, bạn sẽ dư ra một khoản để có thể mua thêm một ít quần áo hay các phụ kiện trang trí phòng ốc. Sau cùng, bạn sẽ hiểu được rằng bố mẹ để bạn tự xoay xở với số tiền trợ cấp như vậy là muốn bạn nhận thấy rằng việc quản lý tiền bạc thực chất chính là trách nhiệm của bạn.

Bạn bè:

Cách tiêu xài của bạn bè thường tác động đến cách chi tiêu của bạn. Bạn cũng dễ dàng nhận thấy rằng khi bạn bè mua mỹ phẩm hoặc quần áo, các loại phụ kiện sẽ khiến bạn muốn mua những thứ tương tự như vậy. Cuối cùng là bạn nhận ra mình thật khi ngốc khi mua những thứ đó. Mặt khác, nếu bạn bè biết cách chi tiêu hợp lý sẽ ảnh hưởng tích cực đối với bạn đấy.

Teen nhà mình thường phung phí vào những việc sau đây:

1.Tiêu xài vào các cuộc chè chén, vui chơi với bạn bè mỗi khi có tiền.

2.Ăn uống, mua sắm thoải mái chỉ để thỏa mãn tạm thời.

3.Bị tác động để mua những món hàng không thực sự cần thiết.

oOo

Hy vọng với những lời khuyên trên, các bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hay và áp dụng chúng vào cuộc sống một cách hiệu quả.

Hoc Nguyen