<span style="">CURRICUMLUM VITAE(CV)? CV có lẽ là điều mà mọi người không còn lạ gì nữa, các bạn sinh viên khi học tới năm 4 đều phải tự trang bị cho mình một CV gần như hoàn chỉnh để các bạn có thể sử dụng để gửi đến những công việc đang tuyển mà bạn mong muốn.
</span><span style="">

<span style=""> CV được coi như là một bản tổng hợp quá trình học tập, những thành tích, những phần thưởng, cũng như những kinh nghiệm hay những kỹ năng và những chi tiết khác mà bạn đã có được trong trải nghiệm công việc và cuộc sống(những trải nghiệm tốt để bạn PR chính bản thân mình với Nhà tuyển dụng). CV thường được trình bày theo một cấu trúc rõ ràng, có tính hệ thống. Vậy các bạn phải làm như thế nào để có được một CV nổi bật để thu hút sự quan tâm của Nhà tuyển dụng?

<span style="">

1. Hãy ngồi vào vị trí của Nhà tuyển dụng:
Bây giờ, các bạn thử đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng nhé, và có những câu hỏi không chỉ có các bạn sinh viên mới tốt nghiệp cần phải đặt ra mà nó được dành cho tất cả ứng viên đi tìm việc làm cần quan tâm tới. “Công ty đang cần một nhân viên cho vị trí nào?”, “Cần phải tuyển một người như thế nào cho đúng với vị trí công việc?”, “Và sẽ đóng góp được gì cho công ty?” v.v.v... Nếu trả lời được những câu hỏi ở từng góc cạnh của vấn đề khi bạn giữ vai trò là Nhà tuyển dụng thì sẽ giúp cho bạn có được một bộ khung để viết một CV hoàn hảo, vì khi đó bạn sẽ biết cách tô đậm điểm mạnh của bạn sao cho bật sáng CV của mình để Nhà tuyển dụng lướt qua là đã nhìn thấy được những điều đang cần tìm ở đây, ngay trong CV của bạn.


Ở vào vị trí của Nhà tuyển dụng thì bạn cũng sẽ nhận biết một điều nữa là họ có rất ít thời gian với một khối lượng lớn Hồ sơ ứng tuyển thì Nhà tuyển dụng rất dễ bị lôi cuốn vào nội dung những CV được trình bày như sau:


2. Hãy cho tiêu đề với từng phần của CV:
Các bạn cũng biết trong một CV thông thường thì có những tiêu đề để tạo ra từng phần với những nội dung, như vậy Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng bị lôi cuốn vào nội dung của từng tiêu đề trong CV của bạn. Với những tiêu đề chính trong CV là: Thông tin cá nhân(trong đó có thông tin liên lạc để Nhà tuyển dụng có thể mời gọi khi họ chọn bạn), Mục tiêu nghề nghiệp, Quá trình học tập, Kinh nghiệm làm việc, Kỹ năng, Họat động ngọai khóa, Sở thích, Người tham khảo(người để Nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu về bạn, phần này tuy là việc nhỏ nhưng nó cũng góp phần vào để tạo niềm tin và gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng).


Lợi ích của sự phân chia từng phần nội dung CV với từng tiêu đề cụ thể là sẽ làm cho Nhà tuyển dụng dễ đọc, nhanh chóng nhận thấy những điểm nổi bật và dễ dàng ghi nhớ đánh giá về giá trị của ứng viên cho từng vị trí công việc đang tuyển dụng, vì Nhà tuyển dụng chỉ có 20-40 giây để lướt qua một bản CV .


Trong quá trình tạo CV, nếu phần Mục tiêu nghề nghiệp của bạn chưa xác định được thì có thể đảo phầnQuá trình học tập lên trên. Phần này cần chú ý là nêu được cụ thể những trường đã học, các khóa học đã tham gia, những bằng cấp có giá trị liên quan đến công việc đang xin, và nên nêu chi tiết về thành tích đạt được cũng như điểm trung bình cuối khóa, như vậy giúp cho Nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn rõ nét và ấn tượng hơn về bạn.(Lưu ý: Nhà tuyển dụng không có thời gian để chú ý đến quá trình học tập ở cấp phổ thông nên bạn không nêu lên ở đây quá trình này, chỉ khi nào bạn có những giải thưởng hay những thành tích thật nổi trội cho khả năng làm việc của bạn thì hãy trình bày ngắn gọn cho Nhà tuyển dụng nhận thấy mà thôi). Ngày tháng tốt nghiệp đại học cũng nên ghi vào(nếu là sinh viên mới ra trường hay chuẩn bị ra trường)


Sau nhiều năm trên ghế giảng đường, ngoài phần Quá trình học tập với những văn bằng và chứng chỉ thu thập được, bạn sẽ ghi gì ở phần Kinh nghiệm làm việc trong CV? Công việc bán thời gian và những công việc không công của bạn sẽ được đưa vào, ngay cả khi những kinh nghiệm chỉ gần đúng với yêu cầu cũng đề cập vào. Những Hoạt động ngọai khóa mà bạn đã tham gia, cũng làm cho Nhà tuyển dụng đánh giá cao về khả năng của bạn vì xu hướng hiện nay Nhà tuyển dụng cũng quan tâm những ứng viên có thành tích hoạt động sôi nổi. Điều đó chứng tỏ bạn có một kỹ năng xã hội nhất định sẽ bổ trợ rất tốt cho công việc. Cũng thông qua đó, nhà tuyển dụng cũng đánh giá được mức độ nhiệt tình và năng động của chính bạn.


Tiếp đến là phần Kỹ năng. Cũng rất quan trọng đó bạn, bạn hãy trình bày thật cụ thể, chi tiết những kỹ năng mà bạn có thể làm được những gì, chứ đừng viết chung chung(ví dụ: bạn thành thạo về những phần mềm nào trong vi tính, hay trình độ ngọai ngữ của bạn ở mức độ nào...) và ở phần này, bạn đừng quên những kỹ năng mềm mà bạn đã tích lũy được, kỹ năng mềm là những gì cho phép bạn tạo sức ảnh hưởng đối với người khác, khơi gợi ý tưởng, tìm thông tin và thuyết phục.


Đừng che giấu cá tính(Sở thích) của mình trong CV, bây giờ nó không khô khan như trước kia nữa, CV đi tiền trạm cho bạn và nó quyết định tương lai của bạn. CV là một danh sách tất cả những thành tích bạn đã đạt được theo trình tự thời gian. Và CV thường kèm theo một thư xin việc để bày tỏ lý do bạn gửi CV tới nhà tuyển dụng, bạn phải tóm tắt ngắn gọn, súc tích về những kỹ năng, kinh nghiệm và giáo dục mà bạn có được và mong muốn được gặp nhà tuyển dụng để chứng tỏ bạn đang có thứ họ cần vào lúc này.​
Trần Kim Ái
HR Manage​
</span></span></span>