Nhân dịp được nghỉ vài ngày khi chuyển môn học, nhóm bạn của Minh bàn nhau đi chơi một chuyến.

<span style="">Đi ngắn ngày thôi song có đến hai địa điểm được đưa ra. Một bạn trong nhóm cho rằng nhóm mình nên đến Tam Đảo, một thị trấn du lịch gần gũi với khí hậu trong lành, mát mẻ và tiết kiệm chi phí. Minh lại đưa ra quan điểm, chẳng mấy khi được đi chơi cùng nhau nên phải đầu tư đi một chuyến hoành tráng, để sau này khi kết thúc thời sinh viên còn có kỷ niệm để nhớ lại. Địa điểm Minh đưa ra là Sapa. Các bạn trong nhóm, có người ủng hộ ý kiến của Minh, người khác lại ủng hộ ý kiến của cô bạn kia. Dùng dằng mãi, cuối cùng đều cả nhóm đều chốt là đi Tam Đảo, phù hợp hơn với thời gian và tiền bạc của mỗi người. Thấy ý kiến của mình không được coi trọng, Minh dằn dỗi: “
Không đi Sapa thì mình nghỉ ở nhà cho khỏe. Tam Đảo đi mãi, chán rồi”<span style="">. Mọi người trong nhóm nhìn Minh, có vẻ buồn. Nhất là cô bạn đề xuất ý kiến đi du lịch ở Tam Đảo thì càng áy náy.

Đó là vì, Minh chưa trang bị cho mình tâm lý nhượng bộ và thấu hiểu với ý kiến của bạn bè. Với cậu, hoặc là cả nhóm theo ý kiến của cậu, hoặc là cả nhóm đi mà không có cậu, niềm vui cũng sứt mẻ đi vài phần. Hay nói một cách khác, Minh chưa có cho mình tư duy “cả hai cùng thắng”.

Nếu có được tư duy “cả hai cùng thắng” thì hẳn Minh sẽ vui vẻ cùng bạn bè khăn gói đến Tam Đảo và một dịp khác, khi cả nhóm nghỉ dài ngày hơn, hầu bao rủng rỉnh hơn thì sẽ cùng đến SaPa, cũng đâu có muộn. Nhưng vì chưa có tư duy này, nên Minh sẽ ở nhà một mình với sự hậm hực và nhóm bạn của mình đi chơi cũng không có niềm vui trọn vẹn.​
</span></span>


Nếu đã từng đọc cuốn sách “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt” của Sean Covey, hẳn bạn sẽ thấy đây là tư duy “cả hai cùng thắng” được trình bày như một trong bảy thói quen hình thành nên thành công của các bạn trẻ.​Vậy, làm thế nào để xây dựng được tư duy “cả hai cùng thắng”?
<span style="">*************

<span style="">Trong cuộc sống, có bao lần chúng ta phải đố kỵ hay ghen tỵ với những người ở xung quanh? Tại sao cô bạn cùng lớp ta học lại giỏi đến vậy trong khi thời gian cho học hành cũng chỉ bằng ta, tại sao cậu hàng xóm giành hết huy chương này đến huy chương khác trong những lần thi “Hội khỏe Phù Đổng” mà ta lại không, dù ta cũng tập luyện cật lực?

Hồi sắp tốt nghiệp phổ thông, bản thân tớ cũng từng rơi vào vòng xoáy của sự đố kỵ với bạn bè. Buồn cười làm sao, là tớ lại đố kỵ với chính cô bạn thân của mình khi cô ấy có thể nhớ như in những kiến thức của các môn xã hội, môn học mà bọn tớ sẽ dự thi vào đại học. Hàng chục lần, khi tớ ngồi trước bàn học, nhọc nhằn với những trang sách thuộc lòng thì hình ảnh cô bạn thân, học hành dễ dàng mà vẫn đạt được kết quả cao nhất lại hiện ra như muốn trêu ngươi.

Cho đến một ngày, tớ tình cờ ngó vào một ngăn cặp của cô bạn, và chạm phải hàng chục mẩu giấy nhớ xếp trong ngăn cặp. “​Để tớ lôi ra đọc bất kỳ lúc nào rảnh rỗi ấy mà. Có thế mới chinh phục được môn lịch sử chứ”. Nghe bạn mình bộc bạch vậy, tớ thấy hiểu ra mọi điều. Thì ra, kiến thức đến với cô ấy, theo một cách khác, nhưng cũng chẳng hề đơn giản như tớ nghĩ. Tớ liền rủ bạn mình làm chung đề cương. Mỗi người làm đề cương một môn thật chi tiết và chia sẻ cho nhau. Chưa hết, cuối mỗi bài học, chúng tớ đều ngồi lại cùng học thuộc những ý thật cơ bản. Ròng rã vậy gần nửa năm học, cuối cùng chúng tớ đều đỗ đại học và vẫn thân nhau, dù học khác trường.

Thế mới biết, tư duy “cả hai cùng thắng” không chỉ giúp giữ gìn hòa khí bạn bè mà còn khiến cho hiệu quả công việc tăng lên thấy rõ. Nhưng chẳng hề đơn giản để có tư duy này đâu. Nếu bạn muốn thì có thể tham khảo những gạch đầu dòng dưới đây để có được tư duy “cả hai cùng thắng” nhé:

- Muốn có tư duy “cả haicùng thắng” thì bạn phải chiến thắng mình trước tiên: nghĩa là, ​bạn cần biết cách để suy nghĩ và cảm xúc của mình không bị ảnh hưởng bởi thành công của người khác. Nếu không, bạn sẽ khó lòng hạnh phúc khi chứng kiến người khác chiến thắng, nhất là trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi. Thử nghĩ xem, một khi bạn ghen tỵ với những thành công rất xứng đáng của người khác thì tâm trí bạn có còn bình yên được hay không?

- ​Cần loại bỏ những kiểu tư duy tiêu cực như: “mình thua - người thắng”, “mình thắng - người thua” hoặc “cả hai cùng thua”. Bởi, với những kiểu tư duy này, luôn có ít nhất một người chịu tổn thương và như vậy là không công bằng.

- ​Tận hưởng cảm giác mà tư duy “cả hai cùng thắng” mang lại. Đó là cảm giác thanh thản, nhẹ nhõm và thêm sáng suốt. Bạn muốn trải nghiệm cảm giác này mà, phải không?

- Thử tưởng tượng nhé, cuộc sống của mỗi người như một đường đua. Trên đường đua đó có những chướng ngại vật khác nhau mà ai cũng phải trải qua. Sẽ chẳng hay ho gì nếu như bạn cứ chăm chú nghiêng ngó sang đường đua của người khác mà quên béng mất việc phải việc qua những chướng ngại vật trên đường đua của chính mình. Cũng giống như bạn, vì mải mê so sánh với thành công của người khác mà xao lãng một điều quan trọng rằng, bản thân bạn cũng phải cố gắng rất nhiều để đạt được thành công như họ. Khi đó, bạn vừa lãng phí thời gian mà mục tiêu lại chẳng đạt được. Bạn muốn như thế chứ?

Thực ra, xây dựng tư duy cùng thắng là một trong những thói quen khó nhất, bởi, hầu như ai cũng có trong lòng một chút ích kỷ. Sự ích kỷ ấy sẽ khiến ta chẳng vô tư đón nhận những thành công của người khác. Thế nhưng, một khi bạn có sự sáng suốt và thấu hiểu, để không chỉ cảm thông với người khác mà còn sẵn sàng cùng họ hợp tác để đi đến một thành công chung thì khi đó thành quả thu được sẽ vô cùng bất ngờ. Những bất ngờ ngọt ngào đó sẽ khiến cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn nhiều đấy.​
</span></span>
Theo Mực Tím