Trước khi quyết định tranh luận với ai đó, hãy chắc chắn cả hai bạn đều biết làm thế nào để giải quyết các xung đột cách nhẹ nhàng và lành mạnh.

Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý rằng các cuộc tranh luận là không thể tránh khỏi ngay cả trong những mối quan hệ tốt đẹp nhất. Vì vậy, việc xây dựng các nguyên tắc căn bản để các cuộc tranh luận diễn ra lành mạnh là rất quan trọng. Sau đây là 7 nguyên tắc để các cuộc tranh luận mang tính xây dựng:


Hãy luôn thể hiện thái độ tôn trọng khi tranh luận.​
1. Mỗi người đều có quyền chính đáng để cảm nhận và suy nghĩ theo cách của riêng mình

Không ai sai cả đơn giản vì mỗi người có một quan điểm khác nhau. Thật tuyệt khi người yêu nói với bạn rằng: " Anh không đồng ý với em nhưng anh tôn trọng lập trường của em ". Điều này làm giảm nguy cơ cảm thấy có lỗi chỉ vì sự khác nhau của cả hai.

2. Những điểm bất đồng phải thực sự rõ ràng với cả hai

Một nửa những điều bất đồng có thể sẽ được giải quyết trong ít phút nếu mỗi người nhận biết chính xác mình muốn tranh luận về điều gì. Thường thì khi cảm xúc đã lên tới mức thịnh nộ và hoóc-môn adrenaline bắt đầu tiết ra nhiều hơn thì việc giao tiếp sẽ trở nên hỗn loạn. Bạn nên dừng lại và tự hỏi: " Vấn đề thực sự ở đây là gì ? Chúng ta đang tranh luận về điều gì ? ".

3. Các mối bất hòa nên được giải quyết càng sớm càng tốt

Hầu hết các xung đột luôn có thể được giải quyết tốt trong " giai đoạn tranh luận góp ý " hơn là " giai đoạn tranh luận dữ dội ". Ngọn lửa của sự giận dữ càng được dập tắt sớm thì bạn càng ít bị tổn thương.

4. Nếu chỉ một trong hai người "chiến thắng" trong cuộc tranh luận thì cả hai đều đã thất bại

Những cuộc xung đột làm cho tính hơn thua trong chúng ta lớn lên và vì thế việc chiến thắng cuộc tranh luận trở thành một mục tiêu hàng đầu. Khi nóng giận, chúng ta rất dễ tập trung vào những gì tốt nhất cho bản thân hơn là cho cả hai. Bạn sẽ cảm thấy sung sướng khi chiến thắng, nhưng điều đó chẳng giúp thắt chặc thêm mối quan hệ bạn bè đâu.

5. Tuyệt đối không được xúc phạm hay lăng mạ

Bất cứ ý kiến nào có ý định hạ thấp hay làm mất danh dự người khác sẽ không giúp ích gì trong việc giải quyết vấn đề. Chúng chỉ làm đối phương dễ thốt lên câu nói: " Đó là thứ ngớ ngẩn nhất mà tôi từng nghe! ".

6. Hãy biết lắng nghe nhiều hơn

Một trong những nguyên tắc trong cuốn sách nổi tiếng của Steven Convey - 7 Thói Quen của Người Thành Đạt - là hãy tìm hiểu hơn là được hiểu. Trong khi tranh luận, sẽ không gì có thể dễ dàng làm thay đổi tình huống bằng việc lắng nghe. Điều này thật khó thực hiện khi chúng ta muốn bảo vệ ý kiến của mình nhưng nếu chúng ta mở lòng ra với những suy nghĩ và cảm nhận của người khác thì mọi rào cản sẽ bị phá bỏ.

7. Mục đích của xung đột là sự hợp nhất và thông hiểu nhau

Khi một cặp đôi gặp phải xung đột, họ đang đứng ở ngã ba đường. Một con đường dẫn đến chia rẽ và bất đồng, một còn đường khác dẫn đến sự thống nhất và hiểu nhau hơn. Bạn có thể chọn lựa tranh luận một cách ích kỉ và giận dữ hoặc công bằng và xây dựng. Và với mỗi chọn lựa, bạn sẽ gặt hái được những hệ quả tương ứng là mất mát to lớn hoặc thành quả tuyệt vời.

oOo

Trước khi quyết định tranh luận với ai đó, hãy chắc chắn cả hai bạn đều biết làm thế nào để giải quyết các xung đột cách nhẹ nhàng và lành mạnh.

Hoc Nguyen