Khi bạn diễn tả cảm xúc, ý kiến hay quan điểm của bạn 1 cách chân thực, thẳng thắn và với phong cách đúng mực thì bạn được nhận xét là 1 con người quyết đoán.
Để trở thành 1 nhà quản lý tốt, rất nhiều tình huống bạn phải tỏ ra quyết đoán. Đương nhiên, thái độ quyết đoán tốt hơn nhiều so với thái độ hung hăng hay ngược lại nhu nhược. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn trở thành 1 con người quyết đoán hơn nữa.

<span style="text-decoration: underline">1. Quyết định xem khi nào bạn cần phải tỏ ra quyết đoán

Cố nhiên không phải là lúc nào bạn cũng cần tỏ ra quyết đoán. Bạn hãy suy xét xem trong trường hợp nào bạn cảm thấy thái độ quyết đoán của bạn là đúng. Điều này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ bạn muốn đạt được điều gì bởi lẽ bạn chỉ nên tỏ ra quyết đoán khi bạn muốn có 1 kết quả gì đó thôi.

<span style="text-decoration: underline">2. Tạo cho mình 1 quan điểm rõ ràng và vững chắc
Ngay từ ban đầu bạn hãy tỏ cho mọi người biết quan điểm của mình và ý định của bạn tranh luận để bảo vệ quan điểm đó.

3. Thường xuyên nhắc lại quan điểm của mình
Bạn cần bình tĩnh diễn đạt điều bạn muốn và nhắc lại điều này nhiều lần theo mức độ mà bạn cho là cần thiết. Như vậy bằng sự kiên trì của mình, bạn đã tránh được những rắc rối và tranh luận không cần thiết.

4. Hiểu rõ ý kiến của người khác
Hãy tiếp thu ý kiến của người khác 1 cách bình tĩnh, tìm hiểu mức độ trung thực trong những điều được nói ra. Nó sẽ không làm ảnh hưởng tới kết quả mà bạn mong muốn.

5. Tập hợp thêm nhiều lý lẽ
Hãy lắng nghe lý lẽ của những người khác, qua đó bạn có thể nhận thấy điều gì là quan trọng từ phía đối tác của mình. Cái này được gọi là "thông tin miễn phí" và có thể sử dụng để củng cố thêm quan điểm của bạn.

6. Chấp nhận phê bình
Chấp nhận những lời phê bình của người khác nhưng chớ để chúng làm bạn phiền lòng. Cái quan trọng là kết quả cuối cùng. Chẳng hạn như khi bạn để quá hạn 1 công việc gì đó, bạn có thể bị khiển trách, bạn hãy nói: "Vâng, tôi không làm đúng hạn. Quả thật là lần này tôi vô trách nhiệm hơn mọi khi".

7. Làm rõ những lời phê bình
Trước khi chấp nhận sự phê bình, bạn nên thu thập những thông tin bổ sung có thể giúp bạn đạt được kết quả mong muốn. VD như bạn có thể hỏi: "Sự sai hẹn của tôi ảnh hưởng đến anh như thế nào nhỉ?"

8. Đáp lại những lời phê bình với 1 thái độ tích cực
Cố nhiên ai cũng khó chịu khi nghe những lời phê bình, nhưng bạn hãy chấp nhận nó như 1 hiện tượng tất yếu. Đừng cố tìm lời lẽ, mà hãy đáp lại 1 cách biết điều những lời phê bình của người khác. VD như ai đó nói với bạn: "Cậu đúng là đồ đầu bò", bạn có thể trả lời: "Cảm ơn vì cùng chung ý nghĩ với tôi. Hy vọng tương lai sẽ đỡ hơn".

9. Cởi mở quan điểm của mình
Sau khi đã nhận những lời "công kích" của người khác, giờ đến lượt bạn bày tỏ về những cảm tưởng, quan niệm về giá trị hay nhân sinh quan, thế giới quan của bạn. VD bạn có thể đáp lại 1 bình luận bằng cách nói như thế này: "Mình cảm thấy buồn vì nhận xét của cậu vì mình tin rằng cậu không hiểu quan điểm của mình".

10. Đạt tới 1 thỏa hiệp
Khi cần thiết, bạn có thể đưa ra và đi đến nhất trí về 1 thỏa hiệp khả dĩ để không bên nào bị nhầm lẫn về quan điểm cũng như phương pháp hành động của nhau</span></span>