<span style="">Khi nói về kỹ năng giao tiếp, hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng đó là một kỹ năng hết sức bình thường, ai cũng có thể học được hết sức dễ dàng qua quá trình giao tiếp, va chạm trong cuộc sồng. Và chỉ có những người nhút nhát, rụt rè, nói chuyện khó khăn, vụng về mới cần đến một lớp học kỹ năng giao tiếp. Thực sự, bạn và tôi, chúng ta đã tự tin là mình giao tiếp tốt chưa?​</span>
<span style="">
​</span><span style="">“Ái chà, sao cái áo cậu mặc nhìn ghê vậy – như của bà ngoại ấy!”… (chê không đúng cách)​</span>
<span style="">“Bạn ơi, cho mình làm quen nhé! Mình tên là…” (không biết làm quen như thế nào)

<span style=""><span style="">“Ừm, nói thế nào nhỉ, thì vấn đề là, có quá nhiều thứ lộn xộn ở đây…” (không biết cách diễn đạt)</span>
<span style="">“Này, cậu biết không, hôm qua lão hàng xóm nhà tớ bị say xỉn đấy. Chà, lão đánh vợ con không tiếc tay nhé. Con bé út con lão cứ khóc lên, ầm ĩ cả, blah blah…” (gây khó chịu cho người nghe vì những chuyện không đâu)</span><span style="">…</span>
<span style="">Bạn đã từng rơi vào một trong những trường hợp tương tự chưa? Chắc chắn chúng ta đã từng mắc phải các lỗi cơ bản khi giao tiếp như trên, có người ý thức được, có người lại không ý thức được mình đang mắc sai lầm. Vì thế, chúng ta nghĩ “chẳng cần đi học giao tiếp làm gì!”. Học hay không học kỹ năng giao tiếp, cuộc sống của bạn vẫn ổn. Đúng không nhỉ?</span><span style="">Tôi đã từng quan niệm sai lầm như thế, và cho rằng mình có một kỹ năng giao tiếp tốt. Tôi có khả năng diễn đạt khá trơn tru. Tôi đối xử tốt với mọi người, tôi được khen là người vui tính, thân thiện…Cho đến một hôm, một đồng nghiệp hỏi tôi rằng “cậu có hay điện về cho bố mẹ nói chuyện không?”, tôi mới chợt giật mình: quả thật, mối quan hệ với gia đình của tôi không được tốt lắm. Tôi có một vài mâu thuẫn nhỏ với bố mẹ, và dù điều đó đã là quá khứ, tôi vẫn không thể nói chuyện trở lại bình thường với bố mẹ của mình được. Bạn bè của tôi trách tôi thậm tệ vì hai tháng tôi mới gọi về nhà một lần, và mỗi lần nói chuyện đều rất ít. Tôi thấy chẳng có gì để nói cả, và tôi thấy điều đó là bình thường. Bố mẹ con cái ngày nay vẫn thường như vậy mà.</span><span style="">Nhưng khi bạn không thể giải quyết mâu thuẫn với ai đó thân thương với bạn, khi bạn lạnh nhạt và quan niệm “chẳng có gì để nói” với chính cha mẹ, anh em trong gia đình…chính là bạn đang thiếu đi kỹ năng giao tiếp. Không đơn giản là nói chuyện hay, nói chuyện lôi cuốn, kỹ năng giao tiếp còn là cách bạn xây dựng và củng cố các mối quan hệ của mình. Đó còn là sự thấu hiểu tâm lý đối phương, sự cảm thông, sự chân thành trong các mối quan hệ…</span><span style="">Một số người hay khoe khoang thành tích, hay nói chuyện thiên hạ, chê bai, trách móc người khác…tôi cho là họ thiếu kỹ năng giao tiếp. Những người rụt rè, không dám nói thật lòng, kẻ hay nịnh bợ…tôi cũng cho họ thiếu kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp là trao đổi và tiếp nhận, kể cả thông tin lẫn cảm xúc. Nếu thiếu một trong hai yếu tố này, quá trình này coi như thất bại.
Với bố mẹ, tôi đã không chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ bản thân để gắn kết hơn với gia đình. Thay vào đó, tôi lại ích kỷ, nhỏ nhen khi chọn cách tránh mặt, không quan tâm đến họ. Tôi giao tiếp tốt với người ngoài, với bạn bè, xã hội…nhưng với bố mẹ, tôi lại mâu thuẫn – như vậy tôi đâu phải là người có kỹ năng giao tiếp tốt?</span><span style="">Hôm nay, ngồi đọc một bài báo về hiện trạng sinh viên thiếu kỹ năng giao tiếp nên khó xin việc làm, nhà tuyển dụng chê bai…tôi chợt bật cười “các bạn ấy đã giao tiếp tốt với bố mẹ chưa?”</span><span style="">Có lẽ, nếu mổ xẻ ra, tất cả chúng ta đều cần phải học một lớp học kỹ năng giao tiếp, không phải tìm việc làm, đơn giản, đó như là cách học làm người trong thời đại đầy ngổn ngang này.</span>​</span></span>
<span style=""><span style="">Thư gửi Delta (hanhtrinhdelta.edu.vn)</span></span>​