Chìa khóa để vượt qua nỗi sợ là chuẩn bị một cách có hệ thống và biết tập trung vào trọng điểm. Bằng việc thực hành các kỹ thuật dưới đây một cách phù hợp sẽ giúp cải thiện kỹ năng phát biểu trước công chúng.

Tôi hỏi một số người về điều họ sợ nhất khi phát biểu trước đám đông là gì. Họ đều nhanh chóng trả lời chính là việc vượt qua nỗi sợ hãi khi phát biểu. Chắc hẳn lúc đó các bạn sẽ cảm thấy bồn chồn, lo sợ. Chìa khóa để vượt qua nỗi sợ đó là chuẩn bị một cách có hệ thống và biết tập trung vào trọng điểm. Bằng việc thực hành các kỹ thuật dưới đây một cách phù hợp sẽ giúp cải thiện kỹ năng phát biểu trước công chúng.

1. 95% kết quả thành công là do sự chuẩn bị. Khán giả sẽ dễ dàng nhận ra khuyết điểm nếu không có sự chuẩn bị trước. Tự tập luyện trước khi phát biểu sẽ giúp giảm thiểu 75% sự hồi hộp. Hãy tập luyện bằng cách giả định bạn đang phát biểu, đứng trước nhiều người, hoặc tốt hơn là nhờ ai đó quay lại khi đang tập luyện. Đoạn phim đó sẽ cho một cái nhìn khách quan về khả năng thuyết trình của bản thân. Càng thoải mái trong khi thuyết trình thì sẽ truyền tải ngôn ngữ cơ thể càng tốt hơn.

2. Hai phút là khoảng thời gian đủ cho lời mở đầu hoặc kết thúc. Điều quan trọng nhất người nghe sẽ nhớ chính là đoạn kết. Điều quan trọng thứ hai mà họ sẽ nhớ chính là lời mở đầu. Để gây sự chú ý đối với người nghe, bạn nên bắt đầu bằng một lời trích dẫn hay những con số thống kê. Đừng bao giờ bắt đầu bằng “Xin chào các bạn”, rõ ràng là nó quá nhàm chán.

3. 24h trước khi thuyết trình:

A. Dùng một bữa tối yên tĩnh với một vài người bạn. Khi không còn quan tâm tới các kỹ năng cho bài thuyết trình nữa thì phần nào đó bạn sẽ quên đi sự lo sợ.

B. Vào đêm trước khi thuyết trình, bạn nên tập luyện phát biểu trong không gian ồn ào. Trước khi đi ngủ, hãy nên nghe đi nghe lại lời mở đầu và đoạn kết của mình, bởi vì đó là phần quan trọng nhất.

C. 24h trước khi thuyết trình, không nên có những thay đổi lớn. Bằng cách viết lại, bạn sẽ phần nào giảm được sự sợ hãi. Hãy nhớ một điều là trong suốt bài thuyết trình nếu có chuyện gì xảy ra, hãy tùy cơ ứng biến nhé.

D. Hãy hình dung rằng bài trình bày của bạn sẽ suôn sẻ và thành công. Các vận động viên Olympic cũng làm như vậy, và điều này cũng đạt được hiệu quả đối với việc phát biểu trước đám đông.

E. Xem lại tất cả những ghi chú và hình ảnh giúp bài thuyết trình thêm phần phong phú. Các ghi chú phải ngắn gọn để có thể liếc qua khi cần và nhớ rằng KHÔNG BAO GIỜ đọc chúng.

F. Ăn một bữa sáng giàu chất đạm trước khi thuyết trình. Cho dù trình bày bài diễn thuyết vào buổi tối thì bạn cũng phải cung cấp năng lượng cho cơ thể và trí óc.

4. Trước khi thuyết trình, hãy nhìn mình trong gương

Một người bạn của tôi đã mắc phải sai lầm này khi mà cô ấy không soi gương trước khi thuyết trình trước hàng trăm người. Một vài người đã nhận ra rằng chiếc váy của cô ấy bị dính trong đôi vớ da.

5. Phát biểu trước đám đông và mục đích

Khi thiết lập một bài thuyết trình, bạn phải xác định mục tiêu của mình. Tại sao bạn lại ở đó? Tại sao họ lại ở đó? Đây có phải là một buổi thuyết trình bán hàng không? Nếu trình bày các thông tin kỹ thuật thì nên xem xét kỹ nhiệm vụ là truyền tải kiến thức hay chỉ dẫn. Khi trình bày các thông tin kỹ thuật thì phải chắc chắn là các đối tượng không bị quá tải thông tin hay trên mỗi Slide lượng thông tin vừa đủ để người nghe tiếp thu. Hãy xác định mục tiêu và gửi đến người nghe thông điệp của bạn.

6. Nắm rõ thông tin của đối tượng

Ngôn ngữ của họ là ngôn ngữ nào? Khi đó, bạn phải thuyết trình bằng chính ngôn ngữ của họ. Lứa tuổi của họ? Tỷ lệ nam/ nữ? Kỹ thuật cao hay không có chuyên môn kỹ thuật? Họ có muốn tham gia buổi thuyết trình không hay bị bắt buộc? Nếu bạn là một nhà khoa học hoặc kỹ sư, khi thuyết trình kỹ thuật như nói về “mẫu số chung nhỏ nhất” thì bạn sẽ có khuynh hướng sử dụng rất nhiều thuật ngữ kỹ thuật. Liệu mọi người có hiểu không?

7. Tránh sử dụng quá nhiều slide

Cách hữu hiệu nhất để cung cấp thông tin là sử dụng hình ảnh, một sai lầm phổ biến khi thuyết trình. Bạn ở đó là để thuyết trình, chứ không phải chỉ đơn giản là “nói”. Chính vì vậy mà bạn cần nhìn vào các đối tượng của mình, nhìn để tạo sự kết nối, sự liên kết, chỉ đơn giản là nhìn chứ không phải nhìn chằm chằm. Không bao giờ đọc và nhìn vào các hình ảnh trên máy chiếu, mà chỉ liếc qua. Không bao giờ quay lưng lại phía khán giả để đọc thông tin trên máy chiếu. Bởi vì bạn chính là hình ảnh minh họa tốt nhất và khán giả chỉ tập trung vào bạn.

8. Kỹ năng nói trước công chúng tốt có nghĩa là có sự chuẩn bị tốt

Với việc lên kế hoạch trước sẽ giúp cho bài thuyết trình trở nên phong phú hơn, hấp dẫn hơn. Cùng với việc chuẩn bị kỹ bạn sẽ giảm khoảng 75% sự lo sợ. Nhắc lại một lần nữa, người nghe chắc chắn sẽ nhận ra nếu không chuẩn bị trước.

9. Sau khi thuyết trình, đến phần hỏi đáp

Nếu gặp phải một câu hỏi mà bạn không biết câu trả lời hay trong số khán giả ngày hôm đó có người kiến thức rất rộng nhưng lại không thích bạn thì điều đầu tiên phải nhớ là tránh tranh cãi. Nếu không có câu trả lời thì hãy hỏi trong số khán giả có ai biết câu trả lời không hoặc hẹn gặp riêng người đó vào dịp khác để đưa câu trả lời. Điều quan trọng là không được nói dối, nó sẽ làm giảm uy tín một cách nghiêm trọng.

10. Đa dạng và địa điểm

Bài thuyết trình cần phải đa dạng để thu hút sự theo dõi của khán giả, như thêm vào bài diễn thuyết tính hài hước, những câu chuyện có liên quan, lời trích dẫn, uốn giọng nói, những hoạt động nhóm, nghỉ giải lao, và cả phần hỏi đáp. Về địa điểm, bạn cần chọn một địa điểm cũng như kích cỡ các hình ảnh trên máy chiếu phù hợp với số lượng khán giả.

Cuối cùng, hãy chắc chắn ngày giờ và địa điểm sẽ thuyết trình. Nếu có thể, bạn nên đến xem trước nơi thuyết trình để có thể hình dung vị trí chính xác khi diễn thuyết. Tốt nhất, hãy nên đến sớm trước một giờ để chuẩn bị. Để cải thiện kỹ năng nói trước công chúng và vượt qua nỗi sợ hãi là không quá khó nếu chúng ta chuẩn bị kỹ càng.

STEPPE