Biểu hiện

Trần nhà có nhiều vết rạn chân chim, ố vàng, vài chỗ bị đọng nước nhỏ giọt. Thấm nước từ trên mái ở các vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, các góc giáp lai tường;
Nước và hơi ẩm sẽ thấm xuống bên dưới qua các vết rạn nứt chân chim, mao mạch rỗng của tường.

Thấm nước từ nóc mái tôn qua các mũ đinh, máng nước bắt nguồn chủ yếu từ vị trí ống thoát trên mái, hộp kỹ thuật, chân tường rạn nứt mà nước sẽ thấm xuống trần của tầng dưới. Cần áp dụng các cách chống dột mái tôn nhanh, kịp thời.

Nguyên nhân dột

Bề mặt tường bên ngoài của ngôi nhà bị co ngót đột ngột do thay đổi nhiệt độ thời tiết.

Khoảng cách giữa căn hai nhà phố rất hẹp nên mặt ngoài của bức tường giáp với nhà lân cận thường không được tô trét, nước ngấm vào kẽ hở này sẽ gây rộp tường, bong tróc sơn.

Nguyên nhân là do mái và sàn đã cũ, bị nứt, hở hoặc do vị trí đất ẩm, thấp…

Thiết kế thi công cẩu thả chất lượng kém, mái tôn rẻ tiền, các mối nối không khít.

Không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc không đảm bảo nguyên tắc chống thấm. Dùng các vật liệu chống thấm không đúng cách hoặc chọn không đúng loại vật liệu.

Chống thấm từ mái

Sử dụng các loại sơn có tính năng chống thấm tốt cho bề mặt tường bên ngoài, cũng như các loại keo chống dột chất lượng để trám vào chỗ dột. Hoặc dùng biện pháp che chắn, giảm bức xạ như trồng dây leo thành mảng có kết hợp vòi phun nước giúp cho bề mặt tường không bị co ngót đột ngột do thay đổi nhiệt độ.

Chống thấm tường

Đối với nhà phố, do đặc điểm liên tiếp nhau của dãy nhà nên xác suất thấm dột do tường là khá thấp, việc chống thấm có thể khắc phục bằng các loại sơn và chất phụ gia chống thấm.

Cũng có thể ghép nối các mảng tôn lại bịt kín các khe hở giữa 2 nhà bằng keo dán tôn. Keo dán tôn khá rẻ, bạn chỉ cần kiếm thêm mấy miếng tôn cũ là có thể khắc phục được.