Bàn phím là thiết bị được sử dụng nhiều nhưng rất ít bị hư hỏng, các hư hỏng nếu có thường là do cách sử dụng và bảo quản không tốt của người dùng. Sau đây là cách xử lý một số hư hỏng thường gặp của bàn phím:<span style="text-decoration: underline">Bị kẹt phím:
</span>
Do sử dụng trong môi trường bụi, ẩm và bảo quản không tốt nên bụi bẩn bám vào bên trong làm cho khi gõ phím bị rít, nặng và đôi khi bị kẹt.
Cách xử lý là cẩn thận dùng vật cứng dẹp như cây vặn vít nạy phím lên, lau chùi sạch sẽ bên trong phím và chỗ tiếp xúc trên bàn phím sau đó gắn trở lại vị trí cũ. (xem Cách làm vệ sinh bàn phím của máy vi tính)
Lưu ý khi nạy phím lên phải đều 2 bên để tránh gãy, bể phím. Các phím lớn và dài như Enter, Shift và Space Bar thường có lò so hoặc thanh kim loại bên trong hơi khó tháo, phải cẩn thận để không rơi mất lò so.
<span style="text-decoration: underline">Bị chất lỏng đổ vào bàn phím:</span>
Làm đổ các chất lỏng như nước, cà phê,… vào bàn phím là nguyên nhân gây hư hỏng thường gặp nhất khi sử dụng máy vi tính.
Nếu nước đổ ít thì cần phải úp ngay bàn phím xuống để nước thoát ra ngoài sau đó nhanh chóng lau khô nước, nếu cần có thể dùng máy sấy tóc để hong khô.
Nếu nước bị đổ nhiều thì có thể đã vào bên trong bàn phím và làm ẩm, ướt các mạch điện. Trong trường hợp này cần phải rút dây bàn phím ra khỏi máy vi tính ngay lập tức và nhớ không được nhấn vào bất cứ phím nào vì nếu nhấn có thể sẽ làm cháy các mạch điện bên trong. Sau đó cần phải tháo bàn phím ra để lau sạch nước bên trong các bản mạch bằng Plastic.
Lưu ý: Nếu khi nhấn một phím mà nó lại hiển thị sai hoặc không đúng với chức năng của phím thì có thể bàn phím đã bị chạm do vô nước, cần phải nhanh chóng làm sạch trước khi bị cháy mạch bên trong.
<span style="text-decoration: underline">Phím nhấn không có tác dụng:</span>
Trường hợp này có thể do bụi bẩn lọt vào bên trong làm cho các tiếp điểm trên bản mạch điện tiếp xúc không tốt, cần phải tháo bàn phím ra và lau chùi sạch sẻ các tiếp điểm trên bản mạch và trên các phím hoặc miếng nhựa.
Nhìn kỹ các bản mạch điện nếu thấy các đường mạch trên đó bị cháy đen thì có thể nó đã bị cháy đứt mạch.
Trong trường hợp này thì có thể sử dụng keo dẫn điện để nối lại đường mạch hoặc thay các bản mạch điện từ bàn phím cũ khác.
<span style="text-decoration: underline">Bị đứt dây bàn phím:</span>
Nếu bàn phím bị đứt dây thì có thể cắt ra và hàn hoặc nối lại các dây nhỏ bên trong, các dây này có các màu khác nhau nên rất dễ nhận ra. Có thể lấy dây của bàn phím khác để thay thế nhưng phải có đầu cắm giống nhau.
<span style="text-decoration: underline">Lưu ý:</span>

  • Khi tháo bàn phím phải chú ý cách sắp xếp các bản mạch bằng Plastic để khi ráp lại cho đúng.
  • Các nút bằng nhựa dẻo bên trong dùng để đẩy các phím nổi lên phải còn đầy đủ, nếu thiếu phím sẽ không đẩy lên trên được.
  • Một số bàn phím sử dụng các nút công tắc riêng cho từng phím nên phải cẩn thận khi tháo các nút này ra để tránh không làm mất các linh kiện nhỏ bên trong, nếu được thì chỉ nên dùng máy sấy để làm khô.
  • Các con vít phải được vặn lại đầy đủ, nếu thiếu có thể sẽ làm hở bàn phím và phím nhấn sẽ tiếp xúc không tốt.
  • Không dùng các chất bôi trơn, dầu, mỡ vào các khe phím vì sẽ rất dễ bị bám bụi vào đó làm cho kẹt phím.
Theo: Buaxua​