-
Điều kiện thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
Trong tình hình kinh tế hội nhập toàn cầu, hình thức thành lập công ty liên doanh đầu tư được rất nhiều các nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư chưa nắm rõ được quy định về thủ tục, điều kiện để tiến hành hoạt động đầu tư này. Chính vì vậy, hãy cùng công ty Luật Siglaw chúng tôi tìm hiểu sâu hơn quy định pháp luật Việt Nam về điều kiện thành lập công ty liên doanh với nước ngoài trong bài viết dưới đây.
Điều kiện thành lập công ty liên doanh với nước ngoài 2024
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, có rất nhiều các loại hình doanh nghiệp như: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, trong đó không có khái niệm “công ty liên danh”. Nhưng trên thực tế thuật ngữ “công ty liên doanh” được nói đến để chỉ các công ty có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tại khoản 5 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 có nêu khái niệm liên doanh giữa các doanh nghiệp, cụ thể: “Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới”
Như vậy từ những dẫn chứng trên có thể thấy việc “thành lập công ty liên doanh với nước ngoài” được hiểu là sự liên doanh giữa các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức trong nước với nhà đầu tư là cá nhân tổ chức nước ngoài, họ cùng nhau góp vốn, tài sản, thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ các bên để cùng nhau hợp tác kinh doanh bằng cách thành lập một doanh nghiệp mới.
Điều kiện thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
Điều kiện thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
Tại Điều 9 Luật đầu tư 2020, chi tiết hướng dẫn bởi Mục 2, Chương II Nghị định 31/2021/NĐ-CP có quy định về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định, cụ thể có 03 trường sau:
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành nghề không thuộc danh mục ngành, nghề hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài thì được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường, thực hiện đầu tư kinh doanh như quy định với nhà đầu tư trong nước. Trong trường hợp này, điều kiện thành lập công ty liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện tuân thủ như quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và các Luật chuyên ngành khác có liên quan.
Nhà đầu tư nước ngoài muốn liên doanh để thực hiện đầu tư kinh doanh các ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài thì:
Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường: Nhà đầu tư nước ngoài không được phép thực hiện đầu tư kinh doanh các ngành nghề này, do đó sẽ không thể thực hiện thành lập công ty liên doanh với nước ngoài trong trường hợp này.
Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện: Nhà đầu tư nước ngoài cần phải bàn bạc, thỏa thuận với nhà đầu tư trong nước để đáp ứng tất cả các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật. Điều kiện tiếp cận thị trường đó cụ thể là những loại điều kiện sau:
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
Hình thức đầu tư;
Phạm vi hoạt động đầu tư;
Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nhà đầu tư nước ngoài phải thỏa mãn một trong các điều kiện này hoặc phải thỏa mãn tất cả các điều kiện nêu trên tùy theo pháp luật quy định trong từng trường hợp cụ thể, việc này tùy thuộc rất nhiều vào ngành, nghề mà hai bên liên doanh muốn hợp tác.
Lưu ý khi thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Phụ Lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Các căn cứ, quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đăng tải và cập nhật trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư. Do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát, tổng hợp.
Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường được áp dụng đối với:
Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư;
Tổ chức kinh tế theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Điều kiện tiếp cận thị trường khi thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài:
Trường hợp pháp luật Việt Nam không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó thì nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước;
Trường hợp pháp luật Việt Nam đã có quy định về hạn chế tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành, nghề đó thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.
Trường hợp pháp luật Việt Nam bổ sung ban hành các văn bản pháp luật mới có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết thì các điều kiện đó được áp dụng theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau quy định tại Phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP:
Phải đáp ứng toàn bộ điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề đó.
Nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam:
Được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.
Nhà đầu tư thuộc đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế về đầu tư có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam:
Được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo điều ước đó.
Nhà đầu tư thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện tiếp cận thị trường:
Được lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường đối với tất cả các ngành, nghề kinh doanh theo một trong các điều ước đó. Trường hợp đã lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo một điều ước quốc tế về đầu tư (gồm cả điều ước được ký mới hoặc được sửa đổi, bổ sung sau ngày điều ước đó có hiệu lực mà nhà đầu tư đó thuộc đối tượng áp dụng) thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo toàn bộ quy định của điều ước đó.
Hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư:
Được quy định chi tiết tại khoản 10 Điều 17 NĐ 31/2021/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện thành lập công ty liên doanh với nước ngoài. Để được TƯ VẤN VỀ THỦ TỤC XIN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ TẠI NAM ĐỊNH miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ công ty luật Siglaw:
Xem thêm: Dịch vụ Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của công ty luật siglaw.
View more random threads:
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Bạn muốn tạo nên một không gian phòng ngủ ấm cúng, sang trọng và bền bỉ theo thời gian? Bộ giường tủ phòng ngủ gỗ tự nhiên Hoàng Vân là lựa chọn hoàn hảo, kết hợp giữa thẩm mỹ và chất lượng vượt...
Bộ Giường Tủ Phòng Ngủ Gỗ Tự Nhiên – Vẻ Đẹp Sang Trọng, Tinh Tế